Thái Lan lại tung thêm 'chiêu' mới, chi hàng triệu USD để hút khách quốc tế
Ngày 11.2, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư số 29) tại địa phương. Theo ông Hiệp, trong thời gian chờ UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục (trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, trường PT có nhiều cấp học; giám đốc trung tâm GDTX tỉnh; trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố) triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu kỹ các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29; tổ chức quán triệt, phổ biến các nội dung của Thông tư số 29 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, thủ trưởng các đơn vị lưu ý việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học theo quy định tại khoản 01, Điều 5, Thông tư số 29. Đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học/giáo dục năm học 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đây để phục vụ việc dạy thêm, học thêm của học sinh tương ứng với thời gian không thực hiện; kịp thời thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm, nghĩa vụ thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Sở GD-ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các yêu cầu trên và báo cáo tình hình thực hiện về sở trước ngày 14.2.Ba lần nghỉ việc 'vì sự nghiệp XO'
Theo ảnh mây vệ tinh, trong chiều tối nay TP.HCM có khả năng xảy ra mưa rào nhẹ ở khu vực phía bắc như Hóc Môn, Củ Chi. Bên cạnh đó, mưa cũng xuất hiện rải rác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Gia Lai...
Thiếu nữ thướt tha áo dài xuống phố ông đồ ngày giáp tết
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại sân bay quốc tế Nội Bài có Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi; Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko.Tháp tùng Thủ tướng Mikhail Mishustin thăm Việt Nam có: Phó thủ tướng Overchuk Alexey Logvinovich; Phó thủ tướng, Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật Chernyshenko Dmitry Nikolaevich; Bộ trưởng Bộ Công thương Alikhanov Anton Andreevich; Bộ trưởng Bộ Văn hóa Lyubimova Olga Borisovna; Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Reshetnikov Maxim Gennadievich; Bộ trưởng Bộ Tài chính Siluanov Anton Germanovich; Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Thông tin liên lạc và Truyền thông đại chúng Shadaev Maksut Igorevich...Đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Mishustin đến Việt Nam. Theo Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi, chuyến thăm cho thấy hai nước coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo hai nước gặp gỡ, thảo luận, thống nhất những vấn đề quan trọng và định hướng chiến lược cho tương lai, xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, từ kinh tế, thương mại, năng lượng, khoa học công nghệ đến giáo dục, văn hóa và quốc phòng an ninh. Chuyến thăm cũng là dịp để hai bên rà soát, thảo luận và tìm giải pháp thúc đẩy hợp tác, trao đổi về tiến độ thực hiện các dự án hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp..., cùng đề ra các biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, tạo động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Nga.Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko cho biết, Thủ tướng Mikhail Mishustin sẽ hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam.Hai bên sẽ trao đổi về các lĩnh vực thương mại, kinh tế, văn hóa và nhân đạo, chú trọng đến việc triển khai các dự án chung về năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Sau các cuộc đàm phán, dự kiến hai bên sẽ ký kết một số văn bản chung.Đại sứ G.S.Bezdetko đánh giá, trong 75 năm qua, từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô/Nga và Việt Nam (30.1.1950 - 30.1.2025), hai nước đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, trong đó có những kinh nghiệm độc đáo về hợp tác cùng có lợi và đa dạng.
Apple gợi ý 5 chức năng AirPods mà người dùng có thể không biết
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.